Thứ 4, 17/04/2024
Administrator
59
Thứ 4, 17/04/2024
Administrator
59
Cha ông đã luôn có câu “xây nhà là chuyện cả đời” bởi lẽ đây được xem đây là tài sản vô cùng quý giá, thậm chí là sự cố gắng cả đời của nhiều người. Vậy nên đòi hỏi gia chủ phải đặt tâm huyết cũng như phải tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt tay vào xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm quý giá và quy trình xây nhà từ A-Z cho những ai còn đang băn khoăn. Thực chất để xây dựng một căn nhà, quá trình xây dựng được chia làm 3 giai đoạn chính.
Chọn mảnh đất phù hợp: phù hợp với bản thân về hướng, vị trí và khả năng kinh tế. Diện tích đất vừa đủ với nhu cầu sử dụng của gia đình. Và phải tìm hiểu rõ vấn đề pháp lý của mảnh đất, đảm bảo đất được quyền xây dựng.
Tự thiết lập cho mình ý tưởng ban đầu riêng: bạn cần bàn bạc với gia đình và xác định được nhu cầu sử dụng. Ngôi nhà cần bao nhiêu phòng, diện tích sử dụng như thế nào hoặc chi phí bao nhiêu. Các nhà thi công sẽ dễ dàng làm việc với bạn hơn khi bạn đã có sẵn ý tưởng.
Xem xét nguồn tài chính: đây là yếu tố vô cùng quan trọng, bạn nên xác định chính xác nguồn tiền mình đang có. Tránh trường hợp thi công dở dang hoặc cố gắng vay nợ để tiếp tục. Hệ lụy khá là nghiêm trọng nên hãy cẩn thận nhé. Có một cách giúp bạn tính được dự trù chi phí đó là: hãy lấy tổng chi phí cần thanh toán, tính số tiền tổng xây dựng và hãy thêm 10% trong tổng số đó.
Tìm thời điểm xây nhà hợp lý:
Tham khảo phong thủy: phong thủy ngày càng được ứng dụng nhiều vào cuộc sống thực tiễn. Bạn nên tìm một thầy phong thủy giỏi và có dày dặn kinh nghiệm.
Tìm đến những kiến trúc sư: để thiết kế được một căn nhà đẹp và phù hợp thì các nhà thiết kế sẽ giúp bạn không ít. Kiến trúc sư không chỉ mang lại căn nhà đầy đủ tiện nghi mà còn chia sẻ kinh nghiệm quý giá và quy trình xây nhà đầy đủ cho bạn.
Chọn nhà thầu thi công: sau khi đã thống nhất được kiểu dáng cũng như bố cục ngôi nhà thì bước tiếp theo chúng ta hãy tìm nhà thầu thực hiện nó. Hãy tìm nhà thầu thật uy tín để biến từ bản vẽ thành hiện thực sao cho đảm bảo ưng ý bạn. Bạn nên lưu ý phải tìm những nhà thầu có đủ giấy phép hoạt động, vấn đề giá cả cũng nên thỏa thuận rõ ràng tránh tranh chấp sau này. Nếu đã thống nhất mọi thỏa thuận thì hãy ký kết hợp đồng thi công.
Thiết kế cấu trúc và chi tiết điện, nước, nội thất: trước ngày thi công nên có bản thiết kế cụ thể để đảm bảo quá trình thi công diễn ra không chậm trễ.
Xin cấp phép xây dựng: bạn hãy tìm hiểu tại địa phương bạn chuẩn bị xây dựng có những quy định riêng gì. Để không vướng gặp rắc rối trong quá trình thi công.
Bước cuối cùng đó là hãy kiểm tra lại tất cả từ giấy tờ, bản vẽ, bản thiết kế cũng như hợp đồng cùng với nhà thầu. Để chắc chắn không có vấn đề gì tránh chuyện không hay xảy ra.
Thông báo ngày thi công: tới nơi có chức năng thẩm quyền trên địa phương.
Giám sát thi công: đảm bảo công trình được thực hiện đúng tiến độ, kĩ thuật cũng như tiêu chuẩn. Trong bước này chủ nhà nếu có đủ kinh nghiệm và vốn kiến thức thì có thể tự mình giám sát. Nếu không thì có thể thuê một người đủ năng lực để giúp bạn công việc này.
Tiến hành thi công xây thô: xây thô sẽ gồm những bước như làm móng, dựng thân nhà, dựng cột lợp mái nhà, xây dựng đường ống dẫn nước hoặc dây cáp, mạng,…
Thi công xây hoàn thiện: đây là sẽ bước hoàn đến các phần còn sót lại như bả matit, sơn nước, sơn dầu, hoàn thiện phần cửa kính, gỗ,… Ngoài ra các thiết bị trong nhà như thiết bị vệ sinh, nhà tắm, bếp đều phải được hoàn thiện.
Khi đã thi công xong chúng ta sẽ đến với bước nghiệm thu kiểm tra chất lượng để nhận bàn giao công trình và đưa vào sử dụng.
Trước khi bàn giao bên thi công sẽ có trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh mặt bằng, giao lại tất cả hồ sơ và thủ tục cũng như vật dụng có liên quan. Công trình khi đã giao lại cho chủ nhà nhưng theo điều khoản trên hợp đồng thì đơn vị thi công vẫn cần có trách nghiệm bảo hành ngôi nhà.