Logo trang chủ

Mở rộng, nâng cấp quy mô nhà xưởng

Chủ nhật, 21/04/2024

Administrator

54

Chủ nhật, 21/04/2024

Administrator

54

1. Xác định chính xác nhu cầu mở rộng diện tích

  • Khi bạn muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tiên là xác định phần diện tích xây dựng dựa vào chi phí đầu tư, đồng thời cần đưa ra kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Bởi lẽ, kế hoạch này sẽ xác định xem việc xây thêm nhà xưởng là cần thiết và sẽ đem lại hiệu quả hay không.
  • Nhà xưởng hiện tại không đáp ứng kịp thời nhu cầu của Khách hàng, cần phải mở rộng thêm dây chuyền sản xuất để kiếm được về những hợp đồng béo bở hơn. Vậy có diện tích đất trống hay không? Nếu còn liệu có đủ cho quy mô nhà xưởng mới hay không? Nếu không bạn cần phải nâng tầng nhà xưởng hiện tại.

2. Xây dựng kế hoạch chi tiết

  • Bạn cần lên kế hoạch cụ thể để dự toán chi phí thiết kế, thi công, mua máy móc thiết bị và những chi phí phát sinh có thể xảy ra, nhằm giúp bạn cân đối được ngân sách và có sự chuẩn bị tốt nhất khi thực hiện việc mở rộng nhà xưởng.
  • Nếu bạn không am hiểu về lĩnh vực xây dựng, nên tìm đến đơn vị thiết kế có chuyên môn để giúp bạn dự toán chi tiết từng hạng mục. Với nhà thiết kế có kinh nghiệm, họ sẽ dự tính chính xác đúng hơn 90% chi phí cần đầu tư, kể cả các vấn đề phát sinh có thể xảy ra.

3. Tìm đơn vị có kinh nghiệm về thi công nhà xưởng

Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty xây dựng nhà xưởng, nhưng để lựa chọn được nhà xưởng uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp, bạn cần chú ý những điểm sau đây:

  • Đăng kí của Doanh nghiệp có ngành nghề cấp phép về: Tư vấn thiết kế công trình dân dụng, công cộng và công nghiệp.
  • Có chứng chỉ năng lực được cấp phép của Sở hoặc Bộ Xây dựng.
  • Có đầy đủ kiến trúc sư, kỹ sư điện, nước, cơ sở hạ tầng và được cấp phép chứng chỉ.
  • Có nhiều năm kinh nghiệm trọng nghề.
  • Có một vài công trình tương đương đã hoàn thành.

Bởi tìm kiếm được đúng đơn vị, việc mở rộng của bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và thỏa mãn được yêu cầu mong muốn. Nếu không gặp phải công ty thi công không cẩn thận, Chủ đầu tư có thể sẽ mất nhiều chi phí hơn để sửa chữa hay xảy ra những hậu quả đáng tiêc.

4. Xin cấp phép mở rộng nhà xưởng

  • Không chỉ việc xây dựng, mà khi mở rộng diện tích cũng cần xin cấp phép nhà xưởng.Tùy vào địa phương của bạn mà đơn vị cấp phép thi công có thể là quận, thành phố, hay Sở Xây dựng…

5. Giám sát việc thi công

  • Sau khi hoàn thiện việc thiết kế và xin cấp phép, đến giai đoạn thi công, trong suốt quá trình này bạn cần theo dõi xem các bước tiến hành và các hạng mục có đúng kỹ thuật như trong bản vẽ hay không. Bạn có thể thuê bên thứ ba giám sát nếu không hiểu rõ về kỹ thuật để họ thẩm định và nghiệm thu công trình.
  • Một cố vấn đề phát sinh có thể xảy ra trong quá trình thi công, ví dụ giá cả vật liệu thô tăng cao, thời gian thi công kéo dài do thời tiết khắc nghiệt hay việc sản xuất bị ảnh hưởng khi nâng tầng nhà xưởng.

6. Nghiệm thu công trình

  • Đây là bước cuối cùng hoàn thiện công trình trước khi đặt các thiết bị máy móc vào để sử dụng. Bên thứ ba giám sát nếu bạn thuê sẽ giúp bạn nghiệm thu luôn. Bạn cần so sánh công trình khi hoàn thiện có đúng với thiết kế không, và kiểm tra cụ thể từng chi tiết, hạng mục.
  • Nếu trong quá trình hoạt động sản xuất, nếu có bất kì vấn đề xảy ra, bạn cần đề xuất ngay với nhà thầu để có phương án xử lý kịp thời.

Dù việc xây mới, cải tạo hay cơi nới nhà xưởng, bạn vẫn cần lưu ý các điểm trên, quan trọng nhất là bên nhà thầu xây dựng đóng vai trò lớn trong việc hoàn thiện thành công công trình của bạn.